Hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam được thực hiện theo quy trình nào?

Thứ Thu,
28/03/2019
Đăng bởi Dịch thuật ba đình
Nội dung bài viết

    1. Tài liệu, giấy tờ của Việt Nam được hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng ở nước ngoài.
    Nếu các cam á nhân hay tổ chức muốn mang giấy tờ hoặc tài liệu do Việt Nam cấp sang nước ngoài để sử dụng thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Sở dĩ như vậy là vì Việt Nam chưa phải là nước thuộc thành viên của công ước Hague Aposille ngày 05/10/1961bãi bỏ các yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tài liệu nước ngoài.


    2. Giấy tờ tài liệu do Việt Nam cấp phải được hợp pháp hóa.
    Việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tài liệu được cấp bởi Việt Nam để sử dụng ở nước ngoài bao gồm các bước sau:
    - Bước 1: Việc dịch thuật và chứng thực các văn bản được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp phải được thực hiện tại cơ quan chứng thực như : phòng tư pháp quận/huyện hoặc Phòng công chứng có thẩm quyền của Việt Nam.
    - Bước 2: Các chứng thực và các văn bản dịch thuật phải được cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của nước ngoài tại Việt Nam xác nhận.
    - Bước 3: Văn bản dịch thuật và chứng thực phải được cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của nước ngoài tại Việt Nam xác nhận.


    Dưới đây là những tài liệu, giấy tờ không phải chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:
    - Tài liệu, giấy tờ được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    - Tài liệu, giấy tờ mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
    - Tài liệu, giấy tờ được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
    - Tài liệu, giấy tờ được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
    - Theo quy đinh tại Nghị đinh 23/2015/NĐ-CP , trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại (Điều 20). Còn lại, nếu bản chính giấy tờ hoặc văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký người dịc thì việc hợp pháp hóa lãnh sự cũng áp dụng tương tự .

    Như vậy, những giấy tờ hoặc văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận, nếu như muốn được chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ này hoặc dịch sang tiếng Việt thì bản tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn (theo danh sách các nước và giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam).  

    Ngoài ra, theo Điều 6 Thông tư 20/2015/TT-BTP về hướng dẫn một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP, những giấy tờ tùy thân được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cho cá nhân như: thẻ căn cước hoặc các giấy tờ khác như thẻ thường trú, thẻ cư trú, hộ chiế, bằng tốt nghiệp, giấy phép lái xe, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này thì cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.

    Đây là quy định được cải cách vượt bật trong thủ thục hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ được cấp ở nước ngoài để sử dụng ở Việt Nam.

    Nếu  quý khách cần tư vấn về dịch vụ hoặc còn thắc mắc về quy trình thực hiện của chúng tôi thì hãy liên hệ với chúng tô theo địa chỉ.

    Liên hệ Văn phòng dịch thuật công chứng CVQ tại Hà Nội
    Công ty dịch thuật Chúc Vinh Quý
    Hotline:
    0916 187 189
    Email: dichthuatcvq@gmail.com
    ĐC: Số 6 ngõ 5 Láng Hạ - Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    zalo
    facebook
    phone
    0969.162.538
    phone
    0916.187.189