Trên thế giới có đến 2650 ngôn ngữ khác nhau và đầy là cầu nối để con người giao tiếp với nhau. Tùy thuộc vào từng hệ chữ cùng với các phiên âm, từ vựng mà các ngôn ngữ có độ khó khác nhau. Dịch Thuật Ba Đình đã tổng hợp ngôn ngữ nào khó “ nhằn” nhất khi học tiếng nước ngoài ở bài viết chi tiết dưới đây.
Tiếng Trung
Tiếng Trung được xem là ngôn ngữ khó ngôn ngữ khó “nhằn” nhất khi học tiếng nước ngoài nhưng lại có lượng người sử dụng đứng thứ 2 trên thế giới sau tiếng Anh với 1,2 tỉ người và được dùng chủ yếu ở Trung Quốc. Đây là ngôn ngữ đơn âm, khi dùng chỉ cần thay đổi nhỏ cũng có thể làm ý nghĩa của câu nói thay đổi hoàn toàn.
Ngoài ra, hệ thống chữ viết và ký tự rất phức tạp cùng với chữ đồng âm đa dạng, phong phú gây khó khăn rất nhiều cho người học. Đây cũng là lý do khiến ngôn ngữ này có ít người theo học ở các quốc gia khác.
Tiếng IceLand
Nằm trong danh sách các ngôn ngữ khó “nhằn” nhất khi học tiếng nước ngoài, tiếng Iceland được sử dụng chủ yếu bởi người dân của quốc gia này với khoảng 330.000 người. Ngôn ngữ này không có nhiều thay đổi nhưng vẫn được bổ sung thêm các từ ngữ mới từ các từ cũ.
Ngoài ra, để học ngôn ngữ này bạn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với thông thường vì chỉ có khoảng 400.000 nghìn người bản ngữ nên gây khó khăn cho người dùng học và thực hành.
Tiếng Nhật
Có khoảng 125 triệu người sử dụng trên thế giới và chủ yếu là người Nhật. Hệ thống chữ viết được sử dụng bằng bảng chữ cái có 2 âm tiết là katakana và kanji, hiragana. Có mối liên hệ với tiếng Trung và có hệ thống ký tự, ngữ điệu rất phức tạp.
Tiếng Nhật sử dụng đến hàng nghìn ký tự cùng với nhiều cách phát âm khác nhau, bảng chữ cái khi ghép lại sẽ thành nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi bạn đã học các bảng chữ cái này thì việc học nói cũng không hề dễ dàng.
Tiếng Hungary
Tiếng Hungary cũng được xem là một ngôn ngữ khó “nhằn” nhất khi học tiếng nước ngoài. Mặc dù đất nước này nằm ở châu Âu nhưng ngôn ngữ lại thuộc một nhóm khác là Finno-Urgic với các từ được hình thành riêng biệt. Cấu trúc không giống với các từ tiếng Anh đòi hỏi người học phải chăm chỉ hơn.
Có đến 14 nguyên âm và sử dụng 18 cách ngữ đặc biệt nên tiếng Hungary sự khác biệt lớn với các ngôn ngữ khác. Điều này khiến nhiều người khi theo học phải bó tay vì độ khó.
Tiếng Hàn
Tiếng Hàn có số lượng người dùng là 66,3 triệu người đa số ở Hàn Quốc, được đánh giá là ngôn ngữ khó nhằn bởi sử dụng hệ thống chữ viết biệt lập. Không có sự liên kết với các ngôn ngữ khác.
Có đến 7 mức phát âm và biến đổi liên tục vào từng cách chuyển đổi, có cấu trúc khó, cách chia động từ rất phức tạp, cách viết cũng rất khó khăn. Như vậy, để sử dụng thành thạo bạn cần phải học trong khoảng 2 năm.
Tiếng Ả Rập
Tiếng Ả Rập được sử dụng bởi người bản ngữ Ai Cập với khoảng 221 triệu người. Lý do chính là bởi chữ viết không có nguyên âm và được viết bằng 4 hình thức khác nhau phụ thuộc vào vị trí khác nhau của từ.
Đây là ngôn ngữ chính thức của 26 quốc gia và là ngôn ngữ hành giáo của Hồi giáo. Tiếng Ả Rập có phần ngữ pháp với tiếng Ả Rập Qur'an với ý nghĩa của từ vựng không bị biến đổi quá nhiều.
Tiếng Phần Lan
Tiếng Phần Lan được sử dụng nhiều bởi người dân của nước và số lượng người dùng là khoảng 5,4 triệu người. Có cùng hệ chữ với tiếng Hungary với phần ngữ pháp rất đa dạng.
Như vậy, để học được ngôn ngữ khó “nhằn” nhất khi học tiếng nước ngoài đòi hỏi bạn phải học tập chăm chỉ, thường xuyên luyện nói, luyện viết để dịch thuật chính xác hơn. Bạn có thể giao tiếp nhanh chóng và chính xác hơn.
Qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên, bạn đã biết được các ngôn ngữ nào khó “ nhằn” nhất khi học tiếng nước ngoài. Mặc dù có nhiều ký tự cùng với nhiều nguyên âm, phụ âm nhưng các ngôn ngữ này vẫn được sử dụng phổ biến. Bạn có thể chọn ngôn ngữ yêu thích để cải thiện khả năng ngoại ngữ và nâng cao thu nhập của bản thân.