Chứng nhận tài liệu Mỹ để sử dụng tại Việt Nam - Các bước thủ tục chứng nhận.
Đây là thông tin hữu ích cho các cá nhân đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, thủ tục chính xác để chứng thực các tài liệu Mỹ sử dụng ở Việt Nam, đặc biệt là trình cấp có thẩm quyền Việt Nam, được mô tả như sau:
1. Các văn bản đã được công chứng: Quy trình chứng thực các giấy tờ đã được thực hiện tại Phòng công chứng như các tuyên thệ hoặc các bản xác nhận thường khác nhau tùy theo mỗi tiểu bang ở Hoa Kỳ. Xin vui lòng liên lạc với cơ quan xác nhận tại tiểu bang để biết các bước cần làm giữa con dấu của công chứng viên và con dấu của Đồng lý Văn phòng Tiểu bang. Ở một số tiển bang, còn phải liên hệ với lục sự hạt nơi đã cấp phép hoạt động cho phòng công chứng đó và xin được xác nhận con dấu của công chứng viên. Sau đó, văn phòng của Đổng lý văn phòng tiều bang có thể xác nhận con dấu của lục sự hạt. Sau khi các chứng từ đã được Đổng lý văn phòng tiểu bang hoặc cơ quan tương đương đóng dấu, cần phải đem chứng từ này đến Phòng Công chứng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận. Bước cuối cùng là đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nước ngoài tại Hoa Kỳ để đóng dấu.
2. Chứng từ của Tiểu bang: Các chứng tư tiểu bang có nguồn gốc từ tòa án hoặc cơ quan tiểu bang (khai sinh, chứng tử, kết hôn, vv) phải được các cơ quan có thẩm quyền tại phòng Đổng lý văn phòng tiều bang xác nhận. Các chứng từ này sau đó có thể được chứng thực của Phòng công chứng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Sau đó, các chứng từ này có thể được chứng thực của Đại sứ quán nước ngoài hoặc lãnh sự quán tại Hoa Kỳ theo các hướng dẫn dưới đây.
3. Văn phòng công chứng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Văn phòng được đặt tại 518 23 St., NW, SA-1 Columbia Plaza, Washington, DC20520, tel: (202) 647-5002. Lệ phí cho một lần chứng thực là $ 6,00 và phải được trả bằng chi phiếu được ký phát bởi một ngân hàng Hoa Kỳ hoặc lệnh chuyển tiền trả cho Bộ Ngoại Giao. Master card và Visa cũng được chấp nhận. Để biết thêm thông tin, hãy gọi Trung tâm thông tin Liên bang. 1-800-688-9889, và chọn số 6 sau khi bấm phím 1 để kết nối với điện thoại có hệ thống trả lời tự động. Dịch vụ đến làm việc trực tiếp tại văn phòng công chứng bắt đầu từ 07:30 đến 11:00 thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày lễ. Dịch vụ có giới hạn đến 15 chứng từ cho mỗi người mỗi ngày (tài liệu có thể là nhiều trang). Thời gian xử lý cho các yêu cầu xác thực được gửi qua đường bưu điện mất khoảng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận. Chứng từ có thể được gửi trực tiếp văn phòng công chứng bằng được phát chuyển nhanh Federal Express, IPS, DHL, và Airborne. Chứng từ gửi bằng dịch vụ thư thường sẽ chậm trễ. Tham khảo trang web của Bộ Ngoại giao tại địa chỉ, http: //www.state.gove, để biết thêm thông tin.
4. Đại sứ quán nước ngoài: Đây là bước cuối cùng trong các bước chứng thực. Thông thường, đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nước ngoài ở Mỹ chỉ có thể chứng thực con dấu của Bộ Ngoại giao Mỹ. Kiểm tra với các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của nước ngoài để xem một số bước có thể bỏ qua hay không. Một số đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài lưu giữ con dấu mẫu của các cơ quan chức năng tiều bang. Lưu ý rằng chỉ có chứng thực các lãnh sự nước ngoài trên chứng từ để cho các chứng từ này được "tự chứng thực" tại nước ngoài.
Đại sứ quán Việt Nam, 1233 20th Street, Suite 400, NW, Washington, DC 20036, điện thoại 201-861-0694 hoặc 2293, Fax 202-861-1297, Internet địa chỉ http://www.vietnamembassy-usa.org
Tổng Lãnh sự quán Việt, 1700 California Street- Tầng 4, San Francisco, CA 94109, điện thoại 415-922-1577.
Trên đây là các bước thủ tục chứng thực tài liệu Mỹ để sử dụng tại Việt Nam, mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ chúng tôi: 0916 187 189