Quy định, thủ tục công chứng bản dịch chi tiết bạn cần biết

Thứ Tue,
30/03/2021
Đăng bởi CAS Media
Nội dung bài viết

    Trong quá trình dịch thuật giấy tờ, bạn thường nghe nhắc đến cụm từ "công chứng bản dịch". Vậy thuật ngữ này là gì và có vai trò quan trọng hay không đối với các giấy tờ dịch thuật? Văn bản không được công chứng bản dịch có giá trị về mặt pháp lý hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về các thủ tục công chứng bản dịch thuật qua bài viết sau.

    Bản dịch công chứng là gì?

    Bản dịch công chứng còn được gọi với những cái tên quen thuộc khác như dịch thuật công chứng, dịch công chứng hoặc chứng thực bản dịch. Thực chất các tên gọi này đều nói đến một quy trình là sau khi giấy tờ được dịch thuật, chuyển ngữ từ ngôn ngữ gốc qua ngôn ngữ được yêu cầu sẽ gọi tạm là bản dịch. Sau đó, bản dịch sẽ được đem đi chứng thực hoặc công chứng (đính kèm với bản gốc) tại văn phòng tư pháp. Các giấy tờ này sau khi được chứng thực, công chứng sẽ được gọi là bản dịch công chứng, chứng thực.

    Bản dịch công chứng có công dụng gì?

    Vì sao chúng ta cần phải công chứng bản dịch? Đây có lẽ là câu hỏi không ít người thắc mắc trong quá trình hoàn tất các thủ tục giấy tờ từ nước ngoài về Việt Nam hoặc ngược lại từ Việt Nam sử dụng tại nước ngoài. Đối với các giao dịch trong và ngoài nước có liên quan đến pháp luật, bắt buộc toàn bộ giấy tờ sử dụng trong cuộc trao đổi đó phải đảm bảo về mặt giá trị pháp lý. Vì vậy, các giấy tờ muốn có giá trị về pháp lý thì trước đó cần phải được công chứng, chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền.

    Phân biệt giữa công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch

    Để phân biệt được giữa giấy tờ cần công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch, chúng ta phải hiểu được bản chất của hai thủ tục này. Khác biệt giữa công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch chính là công chứng sẽ chú trọng về nội dung, còn chứng thực sẽ quan trọng về hình thức. Chứng thực bản dịch chỉ là thủ tục xác nhận bản sao, chữ ký trong bản dịch chính xác so với bản gốc. Không xét đến nội dung bên trong của văn bản. Chứng thực bản dịch có thể được thực hiện ở bất kỳ cơ quan nào của Nhà nước.

    Ngược lại, công chứng bản dịch là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với một văn bản, tài liệu nước ngoài có con dấu pháp lý khi muốn sử dụng tại Việt Nam. Người dịch thuật bản dịch công chứng phải là CTV đã ký hợp đồng với phòng tư pháp địa phương cấp quận/huyện. Họ đã được công khai niêm yết chữ ký trên trụ sở. Giấy tờ sau khi được dịch thuật sẽ được chuyển cho công chứng viên. Kế tiếp, công chứng viên sẽ đối chiếu với bản gốc và đóng dấu xác nhận khi chuẩn xác về nội dung. Cuối cùng sẽ trao trả lại khách hàng.

    Thủ tục công chứng bản dịch theo quy định của pháp luật

    Trình tự thủ tục công chứng bản dịch theo quy định của Nhà nước Việt Nam:

    -  Bước 1: Tài liệu đã dịch thuật sẽ được gửi đến Phòng tư pháp, công chứng viên là người tiếp nhận và tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì công chứng viên sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại, nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp pháp, công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn yêu cầu bổ sung giấy tờ thiếu, hoặc ghi rõ lý do từ chối tiếp nhận. Sau đó gửi trả lại người đề nghị công chứng bản dịch.

    - Bước 2: Tổ chức hành nghề công chứng sẽ gửi hồ sơ, bản dịch cho CTV của đơn vị thực hiện dịch hoặc kiểm tra bản dịch.

    - Bước 3: Dịch thuật viên chịu trách nhiệm phiên dịch bắt buộc phải ký chữ ký của mình vào từng trang của bản dịch. Sau đó gửi đến công chứng viên ghi lời chứng. Công chứng viên cũng phải ký vào từng trang của bản dịch. Bản dịch phải được đóng chữ "Bản Dịch" ở phần trên phía bên phải trang giấy. Đồng thời, bản dịch phải được đính kèm bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

    - Bước 5: Trả lại tài liệu, giấy tờ hoặc văn bản đã được công chứng. Sau khi thu phí và thù lao công chứng, bộ phận thu phí sẽ đóng dấu xác nhận và hoàn trả lại tài liệu cho người đề nghị.

    công chứng giấy tờ

    Quy định của nhà nước về thẩm quyền của người phiên dịch

    Thẩm quyền của người phiên dịch được quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng và Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP:

    - Dịch thuật viên thực hiện dịch thuật công chứng phải là CTV của các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.

    - Các tổ chức hành nghề bắt buộc phải ký hợp đồng CTV đối với những đối tượng trên. Trong hợp đồng sẽ quy định rõ ràng trách nhiệm của dịch thuật viên với nội dung, chất lượng, quyền và nghĩa vụ đôi bên.

    - CTV dịch thuật công chứng phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác nhưng phải thành thạo ngôn ngữ mà mình đảm nhận dịch thuật.

    - Danh sách CTV dịch thuật công chứng phải được thông báo bằng văn bản cho Sở tư pháp địa phương. Danh sách này sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở chính của đơn vị dịch thuật công chứng.

    - CTV phải chịu mọi hoàn toàn trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tính chuẩn xác và hợp pháp của bản dịch mà mình thực hiện.

    Nên sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng tại Chúc Vinh Quý không?

    Chúc Vinh Quý là đơn vị uy tín, hàng đầu và chất lượng mà bạn nên lựa chọn khi cần dịch thuật công chứng giấy tờ hoặc dịch thuật tài liệu chuyên ngành. Chúc Vinh Quý sở hữu số lượng dịch thuật viên (bao gồm CTV) tại Chúc Vinh Quý lên đến hơn 100 người. Họ đều có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, trình độ chuyên môn xuất sắc. Những bản dịch được thực hiện tại Chúc Vinh Quý luôn làm hài lòng mọi khách hàng với độ chính xác cao, sát nghĩa với nguyên tác.

    Bên cạnh chất lượng dịch thuật đáng tin cậy và chuẩn xác, Chúc Vinh Quý còn được khách hàng tin tưởng bởi thời gian dịch thuật nhanh và lấy ngay trong ngày. Đối với các ngôn ngữ không phổ biến có mức độ dịch thuật phức tạp, khách hàng cũng sẽ nhận được tài liệu chỉ trong vòng thời gian 3 ngày trở lại.

    dich thuat cong chung

    Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0916187189

    Hoặc đến trực tiếp văn phòng: 12 ngách 6 Ng. 5 P. Láng Hạ, Chợ Dừa, Ba Đình, Hà Nội

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    zalo
    facebook
    phone
    0969.162.538
    phone
    0916.187.189