Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, muốn được công nhận và sử dụng tại Việt Nam cần thực hiện những thủ tục nào, quy trình ra sao….Các bạn cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé.
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 111/2001/ND-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
- Thông tư 01/2012/TT-BTC ngày 20/3/2012 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 111/2011/ND-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
- Thông tư 157/2016/TT-BTC quy định mức thu phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Trả lời thắc mắc
Quy trình và Biểu mẫu khi thực hiện thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự Giấy tờ như sau:
Thẩm quyền:
- Phòng lãnh sự - Đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia đó.
- Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hồ sơ:
Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
1. Tờ khai hợp hóa lãnh sự theo mẫu “Tờ khai chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (mẫu LS/HPH/2012/TK)” ban hành kèm theo thông tư 01/2012/TT-BNG.
2. Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp (Bản gốc Chứng minh nhân dân; căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực).
3. 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện (Bản chụp Chứng minh nhân dân; căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực).
4. Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan dại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Nhật Bản chứng nhận.
- Các giấy tờ tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp yêu cầu hợp pháp hóa tại Đại sứ quán để sử dụng ở Việt Nam phải có giấy chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Nhật Bản hoặc xác nhận của Phòng Thương mại Công nghiệp Nhật Bản.
- Các giấy tờ tài liệu do cơ quan có thẩm quyển của Nhật Bản cấp yêu cầu Hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng ở Việt Nam phải có chứng nhận lãnh sự tại Phòng Lãnh sự - Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
5. 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang Tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên.
6. 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu lưu tại mục 4 và 5 để lưu tại Bộ Ngoại giao.
- Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người để nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại cơ quan có thẩm quyền Hợp pháp hóa lãnh sự.
Lệ phí: theo điều 5 Thông tư 157/2016/TT-BTC, quy định mức thu phí hợp pháp hóa lãnh sự là 30.000 (ba mươi nghìn) đồng / lần; Cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 (năm nghìn ) đồng/ lần. Phí này thu bằng đồng Việt Nam.
Cách giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự: theo Điều 10 Nghị định 111/2011/ND-CP quy định:
1. Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mẫu thuẫn với nhau hoặc mẫu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ để nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Giấy tờ tài liệu nếu có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp nên giấy, tờ tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.
3. Giấy tờ, tài liệu có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính xác của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.
Quý khách hàng tại Hà Nội nếu còn thắc mắc về dịch vụ của chúng tôi hoặc cần tư vấn về dịch vụ, xin đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Liên hệ Văn phòng dịch thuật công chứng Ba Đình tại Hà Nội
Công ty Dịch thuật Ba Đình
Hotline: 0916 187 189
Email: dtccbadinh@gmail.com
ĐC: Số 6 ngõ 5 Láng Hạ - Thành Công – Ba Đình – Hà Nội