Hợp pháp hoá lãnh sự và chứng nhận lãnh sự ? được nhiều người quan tâm?

Thứ Wed,
27/03/2019
Đăng bởi Dịch thuật ba đình
Nội dung bài viết

    Hợp pháp hoá lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là việc làm nhằm chứng nhận tính xác thực của tài liệu, giấy tờ để được sử dụng ở Việt Nam và ở các nước khác trên thế giới. Sau đây chúng tôi xin trình bầy cụ thể những thông tin về vấn đề này để khách hàng tiện theo dõi và nắm bắt.

    chung-nhan-lanh-su


    1. Những yêu cầu cụ thể đối với tài liệu, giấy tờ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự:
    a, Đối với tài liệu, giấy tờ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự:
    - Là tài liệu, giấy tờ được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài cấp, chứng nhận.
    - Là tài liệu, giấy tờ của nước ngoài cần pháp hóa lãnh sự để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam.
    - Mẫu mẫu chữ ký, chức danh và con dấu của các cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.
    b, Đối với tài liệu, giấy tờ đề nghị chứng nhận lãnh sự:
    - Là tài liệu, giấy tờ của Việt Nam được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
    - Là tài liệu, giấy tờ có thể đề nghị được chứng nhận lãnh sự là giấy tờ, tài liệu được lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận bởi:
    + Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam.
    + Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,  Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
    + Các cơ quan thuộc Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát, Toà án, các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương.
    + Các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật bao gồm: Phiếu lý lịch tư pháp, các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận y tế và các tài liệu, giấy tờ khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.

    chung-nhan-lanh-su


    2. Những trường hợp tài liệu, giấy tờ không được hợp pháp hoá lãnh sự và chứng nhận lãnh sự:
    - Tài liệu, giấy tờ giả mạo hoặc được cấp và chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
    - Tài liệu, giấy tờ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có nội dung mà các chi tiết mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với tài liệu hoặc giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
    - Tài liệu hoặc giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa mà không được đính chính theo quy định pháp luật.
    - Tài liệu, giấy tờ giả mạo hoặc được cấp và chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
    - Tài liệu, giấy tờ có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.
    - Tài liệu, giấy tờ có con dấu và chữ ký không được đóng dấu và ký trực tiếp trên tài liệu, giấy tờ đó. Việc sao chụp con dấu, chữ ký dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc và không được chấp nhận.
    Trên đây là những thông tin về hợp pháp hoá và chứng nhận lãnh sự hiện đang được nhiều người quan tâm. Nếu quý khách cần tư vấn hoặc có nhu cầu hợp pháp hoá và chứng nhận lãnh sự tài liệu, giấy tờ thì hãy liên hệ với Văn phòng dịch thuật công chứng Chúc Vinh Quý tại Hà Nội.

    Liên hệ Văn phòng dịch thuật công chứng Ba Đình tại Hà Nội

    Công ty Dịch thuật Ba Đình

    Hotline: 0916 187 189

    Email: dtccbadinh@gmail.com

    ĐC: Số 6 ngõ 5 Láng Hạ - Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    zalo
    facebook
    phone
    0969.162.538
    phone
    0916.187.189