Liệu bạn có biết: Công chứng và chứng thực khác nhau? - Tìm kiếm đơn vị dịch thuật công chứng uy tín

Thứ Mon,
01/04/2019
Đăng bởi CAS Media
Nội dung bài viết

    Nhiều người cho rằng giấy tờ được công chứng và chứng thực đều như nhau. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Thực chất, công chứng và chứng thực khác nhau hoàn toàn. Đây là hai thủ tục có quy trình thực hiện không giống nhau. Vì thế giá trị về mặt pháp lý giữa văn bản công chứng và tài liệu chứng thực cũng hoàn toàn khác xa nhau.

    Tìm hiểu về công chứng là gì?

    Công chứng là khi tài liệu, giấy tờ được công chứng viên chứng nhận. Thông thường khi công chứng sẽ phân thành 2 trường hợp:

    - Công chứng tính hợp pháp của các hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh doanh giữa 2 cá nhân hoặc 2 đối tác. Nếu như bên A hoặc bên B trong hợp đồng đó vi phạm và không thực hiện nghĩa vụ mình đã đồng ý, thì bên còn lại có quyền khởi kiện.

    - Công chứng giấy tờ, văn bản nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt có nội dung chính xác khi đối chiếu với bản gốc. Cũng có thể là tài liệu từ tiếng Việt chuyển sang các ngôn ngữ khác. Nếu thuộc trường hợp này, bạn nên đọc thêm thông tin trong bài "Giải đáp thắc mắc: Dịch thuật công chứng có cần mang bản gốc?" để hiểu rõ thủ tục cần chuẩn bị là như thế nào.

    Tìm hiểu về chứng thực là gì?

    Như đã nói ở phần đầu, công chứng và chứng thực khác nhau hoàn toàn. Chứng thực là thủ tục một cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận bản photo hoặc scan đó là đúng so dựa vào giấy tờ, tài liệu gốc.

    Người yêu cầu các cơ quan thẩm quyền chứng thực sẽ chịu mọi hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định của Nhà nước Việt Nam. Còn người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về mặt nội dung. Họ chỉ chịu trách nhiệm về mặt thời gian hoặc địa điểm giao văn bản chứng thực.

    Điểm khác nhau giữa công chứng và chứng thực

    Thông qua các khái niệm đã được trình bày trong bài, bạn có tự phân biệt được các điểm khác nhau giữa công chứng và chứng thực hay không? Chúc Vinh Quý sẽ cung cấp thêm thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn 2 thủ tục pháp lý này. Hiểu một cách đơn giản hơn, chứng thực mang tính hình thức, còn công chứng sẽ mang tính nội dung.

    Khi công chứng phải do công chứng viên thực hiện. Người này chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung được giao cho mình chứng nhận. Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng đã được Nhà nước cho phép mới được chứng nhận giấy tờ. Còn chứng thực thì chỉ cần người được giao trách nhiệm ở các cơ quan Nhà nước là đã có thẩm quyền chứng nhận. Mỗi loại giấy tờ sẽ được chứng thực ở các địa điểm khác nhau.

    Lựa chọn công ty dịch thuật công chứng uy tín tại Hà Nội

    Hiện nay, có nhiều công ty dịch tài liệu chuyên ngành ở Hà Nội nhận thực hiện công chứng. Thế nhưng, không phải toàn bộ số lượng này đều đủ trình độ. Vì thế, bạn chỉ nên tin tưởng giao giấy tờ của mình cần dịch thuật công chứng cho đơn vị uy tín. Họ không chỉ hỗ trợ tốt về mặt dịch thuật tài liệu, mà còn giúp bạn tránh được những rắc rối, phiền hà không đáng có khi đi công chứng giấy tờ.

    Nếu đang tìm kiếm đơn vị dịch thuật chất lượng, bạn có thể nghĩ đến Chúc Vinh Quý. Số lượng dịch thuật viên đông đảo, nhân viên giàu kinh nghiệm, tốc độ dịch nhanh và chi phí thực hiện thấp đều là những lý do giúp chúng tôi thu hút khách hàng. Hiện tại, Chúc Vinh Quý không chỉ nhận được sự tin tưởng của nhiều người, mà còn là đối tác của các doanh nghiệp hàng đầu trong cả nước.

    Quy trình làm việc chuyên nghiệp và ưu thế tại Chúc Vinh Quý

    Dù sự khác biệt giữa công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch có rất nhiều.Thế nhưng quy trình của 2 thủ tục này đều được thực hiện giống nhau. Trình tự dịch thuật công chứng và chứng thực sẽ trải qua 8 bước sau:

    - Bước 1: Nhận yêu cầu và tài liệu của khách hàng.

    - Bước 2: Phân loại và đánh giá tài liệu.

    - Bước 3: Báo giá chi tiết và thời gian hoàn thành tài liệu cho khách hàng.

    - Bước 4: Lên kế hoạch và phân công biên dịch viên dịch thuật tài liệu.

    - Bước 5: Kiểm tra (CS) lại toàn bộ bản dịch để tránh những sai sót.

    - Bước 6: In và gửi đi công chứng bản dịch cho khách hàng.

    - Bước 7: Gửi tài liệu tận tay cho khách hàng.

    - Bước 8: Ghi nhận những thông tin phản hồi từ khách hàng, tạo ra bộ ứng xử văn hoá doanh nghiệp với khách hàng.

    Bài viết trên đây đã cho bạn đọc cái nhìn tổng quan điểm khác nhau giữa công chứng và chứng thực. Nếu bạn có nhu cầu về dịch vụ dịch thuật công chứng uy tín bạn có thể liên hệ với Chúc Vinh Quy qua Hotline hoặc đến trực tiếp văn phòng: số 6/12 Ngõ 5 - Phố Láng Hạ - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội.

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    zalo
    facebook
    phone
    0969.162.538
    phone
    0916.187.189