Bạn có bao giờ thắc mắc rằng, khi nào nộp bản sao kèm bản gốc và khi nào nộp bản sao có chứng thực hay không? Hai hình thức này có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao lại có sự phân chia như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thủ tục cần bản sao chứng thực và thủ tục chỉ cần cần bản sao kèm bản gốc. Từ đó, việc chuẩn bị hồ sơ cho bất kỳ thủ tục pháp lý nào cũng sẽ đơn giản hơn.
Khi nào nộp bản sao có chứng thực
Để có thể hiểu rõ và phân biệt được khi nào nộp bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao kèm bản gốc, chúng ta phải đọc kỹ nội dung trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trong đó, bản sao là văn bản đã được đánh máy lại hoặc được scan, photo từ bản gốc. Bản sao nếu được chứng thực sẽ có giá trị tương đương với bản gốc về mặt pháp lý. Vì thế, khi làm các thủ tục nào tại cơ quan Nhà nước, bạn chỉ cần nộp bản sao đã chứng thực, không cần thiết phải kèm với bản gốc. Điều này giúp bạn tránh thất lạc bản gốc.
Khi nào nộp bản sao kèm bản gốc
Hiểu rõ được khi nào nộp bản sao có chứng thực, thì các trường hợp còn lại sẽ cần nộp bản sao kèm bản gốc. Thực chất hai loại giấy tờ này có giá trị tương đương nhau. Một số cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị hành chính sẽ không cần bạn phải chứng thực bản sao trước. Họ chỉ cần bạn mang theo bản gốc để đối chiếu khi làm thủ tục. Ví dụ như khi đi làm thẻ ATM, đăng ký sim điện thoại chính chủ, mua trả góp,...
Tham khảo dịch vụ dịch thuật công chứng
Khi bạn nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư nhân ngoài Nhà nước dịch thuật tài liệu, sau đó đem đi công chứng, đó chính là dịch vụ dịch thuật công chứng. Đây là hình thức các công ty này giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức cho việc dịch thuật công chứng tài liệu. Nếu rành về ngôn ngữ trong văn bản đó, bạn có thể tự dịch thuật và chỉ nhờ đơn vị này xem xét lại, sau đó công chứng. Còn nếu không rành, bạn nên nhờ họ hỗ trợ toàn bộ sẽ rút ngắn được thời gian tối đa.
Những đơn vị dịch thuật công chứng thường sẽ có nhiều mối quan hệ với nhân viên Sở tư pháp, Phòng tư pháp địa phương. Đồng thời, họ am hiểu thủ tục và hồ sơ cần có khi đi công chứng. Từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt hơn so với "người ngoài nghề" là bạn. Quá trình dịch thuật công chứng sẽ ít gặp trở ngại. Hồ sơ, tài liệu xin công chứng của bạn chắc chắn sẽ được chấp thuận và xác nhận. Tiến độ công việc cũng được diễn ra suôn sẻ và trôi chảy hơn.
Đơn vị dịch thuật công chứng uy tín tại Hà Nội
Nếu đang tìm kiếm một đơn vị dịch thuật đa ngôn ngữ kèm dịch vụ công chứng hàng đầu Hà Nội, thì Chúc Vinh Quý chính là một "ứng cử viên" đắt giá. Chúc Vinh Quý hiểu rõ chất lượng sẽ luôn tạo nên uy tín cho mình. Vì thế, đội ngũ dịch thuật viên của chúng tôi đều được tuyển chọn khắt khe, trải qua nhiều bài test về trình độ. Đồng thời cam kết họ sẽ luôn giữ đạo đức và đặt cái tâm lên trên hết.
Chúc Vinh Quý nhận dịch thuật hơn 50 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Từ các ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Trung,...đến các thứ tiếng hiếm hoặc ít sử dụng như Thái Lan, Đan Mạch, Ả Rập, Hungary, Séc, Thụy Điển, Campuchia, Indonesia, Malaysia,...Tất cả các bản dịch, tài liệu công chứng đều được cơ quan pháp lý có thẩm quyền chứng thực chuẩn xác so với bản gốc và có dấu chứng nhận pháp lý kèm theo.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn phân biệt được khi nào cần đến bản sao chứng thực và khi cần bản sao đi kèm bản gốc. Tóm lại, ở mỗi tổ chức, cơ quan tư nhân hoặc Nhà nước sẽ có quy định khác nhau về bản sao bạn cần nộp khi làm thủ tục bất kỳ tại đó. Vậy nên, để chắc chắn, trước khi chuẩn bị hồ sơ, bạn cần hỏi rõ nơi làm thủ tục họ cần giấy tờ như thế nào. Từ đó sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn. Tránh những phiền hà không đáng có gây ảnh hưởng đến tiến độ.
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline hoặc đến trực tiếp văn phòng: số 6/12 Ngõ 5 - Phố Láng Hạ - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội.