Sự phát triển của toàn cầu hóa khiến việc giao lưu giữa các nước ngày càng được mở rộng hơn, cùng với đó là sự phát triển của ngành dịch thuật. Dịch thuật công chứng tiếng Đức thực chất là việc dịch các loại văn bản và sau đó cần sự chứng thực của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Vậy những trường hợp nào là cần thiết phải dịch thuật công chứng tiếng Đức, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng với Dịch thuật Ba Đình nhé.
Bản dịch thuật công chứng tiếng Đức có giá trị như thế nào?
Bản dịch thuật công chứng tiếng Đức là hoạt động chuyển đổi từ ngôn ngữ gốc đã được chứng nhận về mặt pháp lý sang loại ngôn ngữ mong muốn và được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận bản dịch đó chính xác so với bản gốc. Những văn bản được dịch thuật công chứng sẽ có giá trị hơn rất nhiều so với những bản dịch không được công chứng. Chúng có mức độ đáng tin tuyệt đối bởi được sự giám sát của nhà nước. Hiện nay, một số giấy tờ yêu cầu bắt buộc những bản dịch phải được công chứng và chứng thực.
Các hình thức dịch thuật công chứng
Dịch thuật công chứng là việc chứng thực chữ ký của người dịch thuật của Phòng tư pháp Huyện, Quận hay công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng. Hiện nay, dịch thuật công chứng bao gồm hai hình thức như sau:
- Dịch thuật công chứng Tư pháp: bản dịch được đóng dấu công chứng của nhà nước: với những bản dịch thuật được cơ quan Tư pháp chứng thực thường được thực hiện bởi cơ quan tư pháp của quận, huyện. Cơ quan tư pháp sẽ tiến hành kiểm tra và công chứng bản dịch sang tiếng nước ngoài đã dịch đúng so với bản gốc. Người dịch được xem là cộng tác viên dịch thuật đã được kiểm tra trình độ và ký hợp đồng bởi cơ quan nhà nước.
- Dịch thuật công chứng Tư nhân: bản dịch sau khi được công chứng viên chứng thực sẽ mang dấu của văn phòng công chứng nơi bạn đến chứng thực.
Dịch Thuật Công Chứng Tư Nhân (dấu Văn Phòng Công Chứng): Công chứng bản dịch tại Văn phòng công chứng là việc công chứng viên công chứng bản dịch.
Tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể sử dụng một trong hai hình thức dịch thuật công chứng trên. Đừng quên khám phá thêm top 5 đơn vị dịch thuật công chứng tiếng Đức uy tín tại Hà Nội tại đây bạn nhé.
Điều kiện dịch thuật công chứng
Thực tế, không phải loại văn bản, giấy tờ nào cũng được cơ quan nhà nước hay đơn vị công chứng tư nhân công chứng. Ngoài nội dung của các bản dịch đảm bảo độ chính xác ra thì các văn bản đố cần có những điều kiện thỏa mãn sau đây mới trở thành được bản dịch thuật công chứng đúng nghĩa:
- Loại văn bản hay tài liệu gốc cần dịch thuật sang tiếng nước ngoài bắt buộc phải có con dấu và chữ ký.
- Tài liệu gốc bắt buộc phải có dấu giáp lai giữa các trang với nhau
- Đối với những nước không sử dụng con dấu thì yêu cầu cần có chữ ký
Đối với những tài liệu nước ngoài cần dịch thuật công chứng thì tài liệu đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi được tiếng hành dịch và chứng thực. Một số tài liệu không cần hợp pháp hóa là tài liệu của những quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó. Mời bạn tìm hiểu thêm về những khó khăn khi dịch thuật tiếng Đức tại đây.
Tại sao phải dịch thuật công chứng tiếng Đức?
Bản dịch thuật công chứng tiếng Đức sẽ là cơ sở để tạo uy tín đối của quốc gia, doanh nghiệp trên thương trường quốc tế, giúp các đơn vị dễ dàng xâm nhập vào thị trường quốc tế nhiều hơn. Đặc biệt đối với những công ty đa quốc gia hay những doanh nghiệp mở rộng kinh doanh ra các vùng lãnh thổ khác thì việc dịch thuật tài liệu công chứng sang tiếng lãnh thổ đó sẽ giúp tăng uy tín của thương hiệu, sản phẩm.
Các loại văn bản dịch thuật công chứng
Một số loại văn bản nhất thiết phải dịch thuật công chứng bao gồm như sau:
- Các loại giấy tờ chứng minh một cá nhân như giấy khai sinh, hộ khẩu, giấy chứng nhận con nuôi, giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu, visa.
- Các loại giấy tờ chứng minh năng lực như: bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, tiến sĩ, học bạ, giấy giới thiệu hay chứng chỉ nghiệp vụ.
- Các loại giấy tờ liên quan đến tài sản như: giấy chứng nhận quyền hạn, nghĩa vụ của tập thể, cá nhân
- Các giấy tờ của doanh nghiệp: các hợp đồng kinh tế, giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy đăng ký thương hiệu
Những thông tin vừa rồi đã khép lại bài viết ngày hôm nay, hy vọng những kiến này sẽ giúp ích cho bạn trong những công việc dịch thuật công chứng sắp tới. Để tìm hiểu thêm về dịch thuật công chứng tiếng Đức, bạn hãy đón đọc những bài viết của Dịch thuật Ba Đình chúng tôi nhé.