Phân biệt giữa biên dịch và phiên dịch - Tổng hợp các thông tin quan trọng về dịch thuật công chứng

Thứ Tue,
23/02/2021
Đăng bởi CAS Media

Với nhu cầu giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, biên phiên dịch viên đã và đang trở thành một ngành nghề HOT nhất hiện tại. Giữa biên dịch và phiên dịch, bạn có phân biệt được bản chất của hai công việc này hay không? Những thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này.

Biên dịch là gì?

Biên dịch là công đoạn chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác của một văn bản, giấy tờ, tài liệu. Người chịu trách nhiệm thực hiện được gọi là biên dịch viên. Họ sẽ có một khoảng thời gian nghiên cứu, nghiền ngẫm văn bản cần biên dịch. Vì vậy, tính chính xác tuyệt đối khi biên dịch luôn đòi hỏi cao, câu cú phải đảm bảo trôi chảy, trau chuốt. Một tài liệu được biên dịch tốt không chỉ đảm bảo về mặt nội dung chính xác, mà còn phải truyền đạt được toàn bộ ý muốn được tác giả gửi gắm đến người đọc.

Tương tự, một biên dịch viên giỏi ngoài việc thông thạo ngoại ngữ, họ còn cần phải sử dụng giỏi tiếng mẹ đẻ để có thể sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn nhất khi biên dịch. Ngoài ra, việc tích lũy kinh nghiệm sống phong phú cũng là một trong những tiền đề góp phần không nhỏ vào sự thành công của một bản dịch.

Phiên dịch là gì?

Ở các bài tổng hợp thông tin về dịch thuật công chứng, chúng ta đã được nghe nhắc đến các biên dịch viên sẽ là người chịu trách nhiệm dịch thuật văn bản, tài liệu cần công chứng từ bản gốc. Vậy còn phiên dịch viên là những đối tượng nào? Có vai trò gì trong việc dịch thuật? Biên phiên dịch viên đều là những người giữ vai trò quan trọng như nhau. Nếu đánh giá biên dịch tốt hay không qua câu chữ thì ngược lại phiên dịch tốt sẽ được đánh giá qua lời nói.

Phiên dịch là công việc chuyển từ một chữ, một câu, một văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi nghĩa của chúng trong thời gian ngắn, tầm khoảng 5 đến 10 giây. Thời gian phiên dịch ngắn nên không đòi hỏi cao về mặt câu cú, chỉ cần đảm bảo chính xác về ngữ nghĩa. Yêu cầu đối với một phiên dịch viên chính là khả năng nghe và tóm lược ý chính tốt, phản xạ nhanh, kỹ năng trình bày trước đám đông thành thạo.

Tại sao cần công chứng dịch thuật?

Biên phiên dịch viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các thủ tục công chứng dịch thuật và chứng thực dịch thuật. Vậy tại sao chúng ta cần phải công chứng dịch thuật một văn bản, tài liệu nước ngoài sử dụng ở Việt Nam và ngược lại. Theo quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam, bất kỳ một văn bản, tài liệu nước ngoài nào muốn được lưu hành sử dụng ở Việt Nam đều phải được dịch thuật và công chứng. Các bản dịch này sẽ thay thế cho tài liệu gốc của khách hàng khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào tại nước ta.

Tương tự, giấy tờ được cấp tại Việt Nam khi cần sử dụng ở nước ngoài, bạn cũng phải dịch thuật tài liệu sang ngôn ngữ quốc gia đó. Sau đó đem đi công chứng tại cơ quan tư pháp có thẩm quyền tại quốc gia này. Thủ tục dịch thuật công chứng giúp cho các cơ quan chức năng ở mỗi địa phương dễ dàng kiểm soát và quản lý hoạt động của khách nước ngoài khi lưu trú và làm việc tại quốc gia của mình.

Có thể bạn quan tâm:

- Sự khác biệt giữa công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch - Trường hợp cần chứng thực bản dịch thuật

- Vì sao cần phải dịch thuật công chứng? Tham khảo điều kiện và thủ tục công chứng tài liệu dịch thuật

- Thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch - Quy định chứng thực chữ ký theo pháp luật

Dịch thuật công chứng bản sao được không?

Dịch thuật công chứng bản sao được không? Câu trả lời sẽ tùy vào từng trường hợp sẽ CÓ THỂ hoặc KHÔNG. Nếu như văn bản đó là văn bằng, bằng cấp và chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại. Hoặc tài liệu không được sao lưu lại đã bị mất bản gốc, chỉ còn lại bản sao, thì sẽ không đủ chứng minh thông tin cung cấp trong bản sao là chính xác và đáng tin cậy. Vì thế, trong trường hợp này bạn không thể dùng bản sao đi dịch thuật công chứng.

Đối với các giấy tờ khác không phải những trường hợp liệt kê trên, bạn có thể sử dụng bản sao đi dịch thuật công chứng. Tuy nhiên, bản sao phải có dấu chứng nhận của cơ quan Nhà nước trước đó hoặc đã được đóng giấu giáp lai thì mới có giá trị về mặt pháo luật, và được thay thế cho bản gốc. Tài liệu này sẽ được công chứng viên dùng để kiểm tra và đối chiếu lại với bản dịch khi xác thực thông tin.

Mọi thắc mắc khác có liên quan đến dịch thuật công chứng, khách hàng có thể liên hệ nhân viên Chúc Vinh Quý qua Hotline hoặc đến địa chỉ văn phòng: Số 6/12 Ngõ 5 - Phố Láng Hạ - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo
facebook
phone
0969.162.538
phone
0916.187.189