Trong thời kỳ toàn cầu hóa, phiên dịch viên trở thành nghề được ưa chuộng bởi sự quan trọng và cần thiết của nghề trong các công ty, doanh nghiệp đa quốc gia. Để hiểu rõ hơn về ngành nghề hot hit này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dịch Thuật Ba Đình nhé.
Định nghĩa phiên dịch viên
Phiên dịch là một phần trong ngành biên - phiên dịch, được hiểu một cách khái quát là sẽ dịch một văn bản hoặc một thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia và ngược lại. Việc chuyển đổi ngôn ngữ này vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung và không được thay đổi ý nghĩa.
Nghề phiên dịch viên
Từ đó có thể suy ra phiên dịch viên chính là những người làm về công việc phiên dịch, chuyển đổi ngôn ngữ. Điều này giúp những người có khác biệt về ngôn ngữ vẫn hiểu được về cùng một nội dung trong cùng một hoàn cảnh.
Công việc cụ thể của phiên dịch viên
Tùy vào từng vị trí làm việc, lĩnh vực công tác mà phiên dịch viên có những công việc khác nhau. Nhưng thường công việc sẽ gồm những hạng mục sau:
- Thực hiện việc chuyển đổi ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ phiên dịch nhưng phải đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác và không bị thay đổi nghĩa.
- Trong một số công ty, doanh nghiệp có người nước ngoài thì phiên dịch viên là bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Tại mỗi cuộc họp, bắt buộc phải có phiên dịch để có thể truyền tải được rõ ràng, chính xác những bàn bạc, ý kiến của các bên tham gia.
- Khi công ty có lãnh đạo là người nước ngoài, phiên dịch viên sẽ cùng tham gia các buổi họp mặt với đối tác, khách hàng để hỗ trợ chuyển đổi ngôn ngữ.
- Bên cạnh những công việc phiên dịch trực tiếp, công việc của phiên dịch còn đa dạng hơn khi tiến hành phiên dịch các loại tài liệu, văn bản, báo cáo hoặc hợp đồng của công ty.
Công việc cụ thể của phiên dịch viên
Các hình thức phiên dịch phổ biến nhất hiện nay
Để trả lời câu hỏi phiên dịch học ngành gì. Bạn có thể hiểu rẳng có hai hình thức phiên dịch phổ biến nhất hiện nay mà bạn cần biết là phiên dịch nói và phiên dịch viết. Tùy vào khả năng ứng biến linh hoạt và ngôn ngữ để lựa chọn công việc phù hợp.
Phiên dịch nói
Đòi hỏi bạn có kiến thức sâu rộng, ứng biến nhanh và là người hoạt ngôn bởi khi phiên dịch bạn sẽ không có nhiều thời gian suy nghĩ nhưng vẫn phải truyền tải đúng và đủ nội dung để người nghe có thể hiểu đối tác đang nói gì.
Phiên dịch nói cũng được chia thành hai kiểu là dịch đồng thời và dịch đuổi, tùy vào sự kiện cụ thể mà lựa chọn hình thức dịch phù hợp.
-
Dịch đồng thời được sử dụng phổ biến trong các hội nghị hay hội thảo, phiên dịch viên phải tìm hiểu kỹ chủ đề buổi họp, nội dung của sự kiện để sử dụng từ ngữ cho phù hợp với người nghe.
-
Dịch đuổi đòi hỏi phiên dịch phải có khả năng ghi nhớ và phân tích câu từ để truyền tải nội dung được chính xác nhất. Người phiên dịch sẽ ghi lại một câu hoặc một đoạn văn bằng từ ngữ dễ hiểu, mạch lạc và linh hoạt để người nghe dễ hiểu nhất.
Phiên dịch viết
Người phiên dịch sẽ chuyển đổi nội dung từ văn bản, sách báo, ngôn ngữ của những nước khác về tiếng Việt để người đọc có thể hiểu chính xác nội dung muốn truyền tải là gì. Phiên dịch viết đòi hỏi phải có sự linh hoạt khi sử dụng câu chữ, có khả năng tập trung cao dịch thuật đa ngôn ngữ. Cũng có hai kiểu phiên dịch là dịch ngược và dịch xuôi.
-
Dịch ngược là dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài
-
Dịch xuôi sẽ ngược lại là dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
Phiên dịch viên cần sở hữu kỹ năng gì?
Trong thời kỳ văn hóa hội nhập, các công ty có chủ đầu tư là người nước ngoài trở nên phổ biến thì phiên dịch viên theo đó cũng là nghề thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ năng động. Đây sẽ là lựa chọn nghề nghiệp hoàn hảo cho bạn nếu bạn là người có sở thích về một ngôn ngữ cụ thể cũng như văn hóa của nước đó.
Để có thể trở thành một thông dịch viên, bên cạnh việc thông thạo ngoại ngữ còn cần sở hữu một số kỹ năng để có thể làm tốt công việc này. Cụ thể như sau:
Biết lắng nghe, ghi nhớ và truyền đạt
Đây là kỹ năng quan trọng mà bắt buộc một phiên dịch viên cần phải có. Khi bắt đầu phiên dịch, bạn sẽ nghe một đoạn dài, sau đó nắm được nội dung và bắt đầu chuyển ngữ một cách chính xác, trọn vẹn ý nghĩa cũng như đúng trọng tâm vấn đề.
Ngoài kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ bạn còn cần thêm kỹ năng tổng hợp nội dung, đánh giá sau đó dịch sao cho đủ ý, không thừa hay thiếu thông tin. Bạn có thể trau dồi thêm kỹ năng này bằng cách nghe và dịch nhiều để có được kinh nghiệm dồi dào.
Phiên dịch viên phải biết lắng nghe, ghi nhớ và truyền đạt
Kỹ năng phản xạ nhanh, vốn từ rộng và sử dụng linh hoạt
Khi công việc của bạn là phiên dịch tại một cuộc họp hay cuộc gặp mặt trực tiếp, kỹ năng phản xạ nhanh là cực kỳ cần thiết bởi bạn cần tóm gọn thông tin, chuyển đổi ngôn ngữ sau đó thực hiện việc truyền đạt luôn mà không có thời gian suy nghĩ nhiều. Lúc này vốn từ vựng phong phú cũng là điểm cộng to lớn dành cho bạn.
Có sở thích nghiên cứu, hiểu biết về văn hóa của quốc gia đó
Phiên dịch viên không chỉ là sự giao thoa của ngôn ngữ mà còn cả về nền văn hóa giữa các quốc gia. Nếu bạn có hiểu biết về văn hóa của quốc gia mình phiên dịch, sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc. Vì vậy để trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp, bạn cần có đam mê cũng như trau dồi thêm kiến thức nền văn hóa của các quốc gia khác.
Kỹ năng tiết chế cảm xúc
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, phiên dịch viên cũng cần giữ trạng thái ổn định về mặt tinh thần, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng bài dịch. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc trao đổi giữa các bên.
Phiên dịch viên và biên dịch viên có gì khác biệt?
Trong thời kỳ toàn cầu hóa thì phiên dịch và biên dịch trở thành ngành nghề được ưa chuộng và rất quan trọng trong mỗi đơn vị, tổ chức có hoạt động nước ngoài. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để xem 2 lĩnh vực này có gì khác biệt nhau.
|
Phiên dịch |
Biên dịch |
Hình thức |
Văn nói |
Văn viết |
Thời gian |
Chuyển ngữ ngay lập tức |
Có thời gian đọc, tìm hiểu trước khi chuyển ngữ |
Dụng cụ hỗ trợ |
Không có |
Có thể dùng nhiều nguồn |
Người hỗ trợ |
Thường làm độc lập |
Có thể nhiều người tham gia |
Độ chính xác |
Thấp hơn |
Cao |
Phiên dịch viên và biên dịch viên là hai lĩnh vực riêng biệt nhau nhưng có thể nhiều người còn nhầm lẫn. Thông qua bảng trên hy vọng bạn có thể hình dung cụ thể về sự khác nhau giữa phiên dịch và biên dịch.
Thời gian phiên dịch mất bao lâu?
Thời gian trước đây, quá trình phiên dịch gặp nhiều bất cập về đội ngũ phiên dịch cũng như công cụ hỗ trợ trong quá trình làm việc khiến thời gian xử lý chưa được đánh giá cao. Thời gian tiếp nhận tài liệu và bàn giao bản dịch thường bị kéo dài. Cùng với đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng nên khó xác định thời gian hoàn thành một bản dịch.
Thời gian phiên dịch mất bao lâu?
Hiện tại, ở thời kỳ toàn cầu hóa thì nhu cầu phiên dịch trở nên phổ biến hơn. Kéo theo đó là có nhiều đơn vị dịch thuật có đội ngũ phiên dịch viên dồi dào, nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện mà vẫn đảm bảo được tính chính xác cũng như hiệu quả cao trong công việc.
Do nhiều yếu tố tác động nên để biết chính xác về thời gian hoàn thiện bản dịch, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới đơn vị công chứng để được tư vấn tốt nhất. Điều này giúp bạn sắp xếp hiệu quả, không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Phiên dịch viên cần làm gì để tối ưu thời gian phiên dịch
Hiện nay, có một số phương pháp phiên dịch viên có thể tham khảo và thực hiện theo nhằm tối ưu thời gian hoàn thành bản dịch. Cụ thể:
- Có bảng thuật ngữ chuyên ngành: Giúp phiên dịch viên có thể dịch nhanh chóng, chính xác nhất những từ chuyên ngành phức tạp.
- Có tiêu chuẩn cho một bản dịch: Đây là phương pháp giúp văn phong của bản dịch có sự thống nhất, đặc biệt trong trường hợp tài liệu được chia nhỏ cho nhiều phiên dịch viên cùng thực hiện.
- Có kế hoạch dịch rõ ràng: Bạn cần sắp xếp tài liệu nào cần gấp sẽ thực hiện sớm để triển khai dự án.
- Xác định đối tượng bản dịch hướng đến: Điều này giúp phiên dịch viên có được đối tượng rõ ràng sẽ căn cứ vào đó để nhanh chóng lựa chọn văn phong phù hợp.
Các phiên dịch viên cần phải có kế hoạch dịch rõ ràng
Bài viết trên là tổng quan các kiến thức cơ bản về nghề phiên dịch viên. Mong rằng sẽ mang đến lượng thông tin bổ ích cho các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về ngành này.