Sách Kỹ Năng Nghề Phiên Dịch là một trong những cuốn sách được đông đảo các phiên dịch viên yêu thích và chọn mua. Sách phân tích chi tiết về nghề phiên dịch giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về nghề này. Bạn hãy cùng tham khảo bài review về cuốn sách cực kỳ hay ho này ở nội dung sau của dịch thuật Chúc Vinh Quý nhé.
Tổng quan về nghề phiên dịch
Thông qua cuốn sách Kỹ Năng Nghề Phiên Dịch, tác giả Lê Huy Khoa đã dùng các tài liệu chuyên môn cùng quan điểm cá nhân để chỉ ra nhiều khía cạnh của nghề phiên dịch. Tác giả đưa ra khái niệm cụ thể của 3 lĩnh vực riêng biệt gồm biên dịch, dịch thuật và thông dịch.
Bạn hiểu như thế nào là nghề phiên dịch
Thêm vào đó, tác giả còn đưa ra thông tin về các hình thức quan trọng trong phiên dịch như tuần tự, nối tiếp, thì thầm,... Tiếp theo, tác giả viết về đặc trưng của nghề phiên dịch giúp những người đang hoạt động trong nghề cũng như các bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ sẽ có thêm ý chí quyết tâm rèn luyện cũng như nhìn nhận lại khả năng của bản thân.
Phiên dịch được biết là một ngành mang đến cho người làm những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo. Tác giả sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn xoay quanh nghề này như độ tuổi phù hợp, không qua chuyên ngành ngoại ngữ có thể theo nghề hay không,...
Phiên dịch viên luôn được đánh giá là nghề mang lại mức thu nhập ổn định, điều kiện làm việc cao, tuy nhiên cùng với thì những khó khăn mà phiên dịch viên phải trải qua là không hề nhỏ. Lúc này bạn cần không ngừng nỗ lực và rèn luyện bản thân mỗi ngày để có thể bắt kịp nghề và làm nghề một cách hiệu quả, chuyên nghiệp nhất.
"Hành trang" cần có của một phiên dịch viên
Khi bạn đang gặp khó khăn khi mới bước chân vào nghề phiên dịch, thì đây là phần cực hay ho của cuốn sách bạn cần đọc kỹ. Ở khía cạnh này, tác giả Lê Huy Khoa đã phân "hành trang" mà phiên dịch viên cần chuẩn bị thành hai mục chính gồm kiến thức và kỹ năng.
- Kiến thức chuyên môn: Tác giả chia kiến thức thành 3 mục: Cấu trúc ngữ pháp, từ vựng và cách đặt câu.
- Kỹ năng dịch thuật: Đối với kỹ năng thì tác giả chia thành 2 mục: Kỹ năng xử lý câu và kỹ năng xử lý tình huống.
Sách kỹ năng nghề phiên dịch được chia làm hai phần rõ rệt
Thêm vào đó, tác giả còn viết về các phương pháp rèn luyện, thực hành tại gia; phương pháp tự kiểm tra khả năng của chính mình. Không chỉ có vậy, ông còn trả lời cho câu hỏi thời gian bạn cần bỏ ra cũng như vốn từ bạn để có thể phiên dịch là bao nhiêu. Theo ông, để có thể phiên dịch chuyên nghiệp bạn cần 2-3 năm với vốn từ 3000 tùy ngôn ngữ.
Điều phiên dịch viên cần chuẩn bị trước buổi dịch
Bắt đầu từ phần này của cuốn sách, tác giả Lê Huy Khoa bắt đầu đi sâu vào những buổi phiên dịch thực tế giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn. Đây cũng là phần bạn nên đọc kỹ, bởi bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ một phiên dịch viên có hơn 20 năm tuổi nghề.
Khâu chuẩn bị sẽ chiếm 95% chất lượng của buội dịch - Lê Huy Khoa
Tác giả viết rất tỉ mỉ và chi tiết từng bước giúp bạn dễ dàng tham khảo. Ông viết về tips khi làm hợp đồng, phương pháp thỏa thuận lương, cách thức để được lựa chọn làm phiên dịch viên, các bước chuẩn bị tài liệu,...
Đọc tiếp, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích giúp buổi làm việc được chuyên nghiệp và thuận lợi nhất. Bạn sẽ biết mình trang phục nên mặc; đồ dùng cần mang; tài liệu cần chuẩn bị; vị trí đứng, ngồi trong quá trình dịch; có nên thực hiện quay phim, chụp ảnh hay không;...
Khi phiên dịch cần cần có nguyên tắc và lưu ý gì?
Phần nguyên tắc và lưu ý mà phiên dịch viên cần lưu tâm trong quá trình phiên dịch là phần được độc giả đánh giá rất cao bởi tính chân thực và sự chi tiết mà tác giả mang lại. Đây là phần tác giả sẽ trả lời tới 16 câu hỏi xung quanh việc phiên dịch.
Khi phiên dịch cần cần có nguyên tắc và lưu ý gì trong sách đã nêu đầy đủ
Tác giả chỉ ra thế nào là một buổi phiên dịch thành công, đưa ra những điều kiện và định hướng phiên dịch viên nên làm gì để mang đến một buổi dịch thuận lợi nhất. Ông cho rằng trong buổi phiên dịch có 2 vấn đề còn vướng mắc:
- Trong quá trình dịch, phiên dịch viên nên dùng cấu trúc trực tiếp hay gián tiếp?
- Khi dịch, phiên dịch viên có cần đưa cảm xúc cá nhân vào bài dịch không?
Không chỉ có vậy, tác giả còn đưa ra nhiều kinh nghiệm mà ông đã tích lũy được trong suốt quá trình làm việc của mình như cách tốc ký, nên hay không theo phiên dịch tự do, quy tắc bất thành văn trong nghề,... Ông còn đưa ra kim chỉ nam dành cho bạn là bạn nên tập trung vào khách hàng, sao cho giúp họ có đánh giá tốt nhất về buổi dịch.
Trên đây là bài review chi tiết về cuốn sách Kỹ Năng Nghề Phiên Dịch bạn không nên bỏ qua nếu đang tìm hiểu về nghề phiên dịch nói chung và cuốn sách này nói riêng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được quyết định lựa chọn của riêng mình.