Bạn có biết những loại giấy tờ nào được phép dịch thuật

Thứ Thu,
28/03/2019
Đăng bởi Dịch thuật ba đình
Nội dung bài viết

    Hiện nay có rất nhiều giao dịch phải yêu cầu dịch thuật, công chứng hay sao y bản chính. Tuy nhiên không phải giấy tờ nào cũng có thể làm được những chứng thực trên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những yêu cầu về giấy tờ trong văn bản quy định của chính phủ để thực hiện cho đúng quy định nhé.

    Những giấy tờ nào không được dùng để chứng thực bản sao?

    Theo điều 22 khoản 5 nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 và có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 thì chính phủ quy định có 6 bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao gồm có:
    Thứ nhất, bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
    Thứ hai, bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
    Thứ ba, bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
    Thứ tư, bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa VN; xuyên tạc lịch sử của dân tộc VN; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
    Thứ năm, bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 điều 20 của nghị định.
    Thứ sáu, giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Giấy tờ nào không được phép dịch thuật, chuyển ngữ và được công chứng

    Cũng trong nghị định thì điều 32 quy định giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch. Đó là:
    Thứ nhất, giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
    Thứ hai, giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.
    Thứ ba, giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
    Thứ tư, giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
    Thứ năm, giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
    Trên đây là một số quy định của chính phủ về những loại giấy tờ nào được phép dịch thuật- công chứng- sao y bản chính. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này thì đến với dịch thuật Chúc Vinh Quý của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách chính xác nhất. Mọi thông tin xin liên hệ:

    Dịch thuật công chứng chuyên nghiệp

    DIch-thuat-chuc-vinh-quy

    Đối với tài liệu cần dịch thuật công chứng, Quý khách hàng vui lòng scan tài liệu gốc và gửi cho chúng tôi. Sau khi nhận được tài liệu, Công ty dịch thuật Ba Đình sẽ báo giá chi tiết cũng như chốt thời gian tài liệu

    Quý khách hàng tại Hà Nội nếu còn thắc mắc về dịch vụ của chúng tôi hoặc cần tư vấn về dịch vụ, xin đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

    Liên hệ Văn phòng dịch thuật công chứng Ba Đình tại Hà Nội

    Công ty Dịch thuật Ba Đình

    Hotline: 0916 187 189

    Email: dtccbadinh@gmail.com

    ĐC: Số 6 ngõ 5 Láng Hạ - Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    zalo
    facebook
    phone
    0969.162.538
    phone
    0916.187.189