Dịch thuật công chứng và công chứng giấy tờ là hai thủ tục pháp lý hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng, không ít người nhầm lẫn hai thủ tục này là một, dẫn đến nhiều trở ngại khi đi dịch thuật công chứng. Những thông tin cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình dịch thuật công chứng và những vấn đề liên quan đến thủ tục này.
Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật công chứng là thao tác chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, hoặc ngược lại đối với các tài liệu, giấy tờ đã có con dấu pháp lý của cơ quan, tổ chức nào đó. Những văn bản sau khi được dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ sẽ được đem đến Phòng Tư pháp Nhà Nước để chứng thực công chứng bản dịch này có nội dung sát với bản gốc. Trên bản dịch bắt buộc phải có chữ ký của dịch thuật viên chịu trách nhiệm thực hiện. Chữ ký này trước đó phải được niêm yết công khai tại Phòng Tư pháp.
Vậy dịch thuật công chứng văn bản, giấy tờ ở đâu? Bạn có thể tìm đến các Phòng công chứng Nhà nước, hoặc nhờ sự hỗ trợ của các dịch vụ dịch thuật tài liệu chuyên ngành, dịch vụ dịch thuật công chứng tư nhân, các văn phòng công chứng tự chủ tài chính,...
Các hình thức chứng thực bản dịch
Hiện tại, pháp luật Nhà nước Việt Nam quy định có 3 hình thức chứng thực bản dịch:
1/ Chứng thực bản dịch của các văn phòng công chứng tư nhân.
2/ Chứng thực bản dịch của Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp quận, huyện.
3/ Chứng thực bản dịch của Công ty dịch thuật.
Văn bản dịch thuật công chứng được thực hiện thuộc một trong các hình thức chứng thực bản dịch trên đều có giá trị về mặt pháp luật. Những tài liệu này sẽ được nhân viên thẩm quyền tại Phòng Tư pháp Nhà nước xác nhận và đóng dấu chứng nhận chính xác so với bản gốc. Tùy vào mục đích sử dụng, ngôn ngữ trên giấy tờ hoặc yêu cầu của cơ quan cần gửi bản dịch công chứng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức trên đều được. Ví dụ cụ thể, nếu giấy tờ, tài liệu của bạn được viết bằng tiếng Lào, thì bạn nên chọn các đơn vị có dịch vụ dịch thuật công chứng tiếng Lào hỗ trợ sẽ đảm bảo tính chuẩn xác về nội dung, ngữ pháp.
>>> Tham khảo: Dịch thuật công chứng sang tiếng nước ngoài
Bản dịch chỉ có dấu của văn phòng công chứng có giá trị như thế nào?
Các tài liệu, hồ sơ khách hàng chỉ cần con dấu của văn phòng công chứng xác nhận, không cần đem đến Phòng tư pháp đóng dấu sẽ có hai trường hợp xảy ra. Đối với các giấy tờ có đầy đủ giá trị về mặt pháp luật, văn phòng công chứng sau khi dịch thuật sẽ giao bản dịch cho khách hàng kèm theo mẫu lời chứng M1. Mẫu M1 bao gồm lời cam kết của dịch thuật viên về tính chính xác của bản dịch mình thực hiện so với bản gốc, và lời chứng của văn phòng về dịch thuật viên. Trong trường hợp thứ hai, giấy tờ chưa đầy đủ hoặc thiếu giá trị pháp lý, dịch thuật viên sẽ giao bản dịch đã thực hiện kèm tờ khai lời chứng M2. Mẫu M2 bao gồm lời cam kết dịch thuật chính xác, lời chứng của văn phòng người dịch. Trong đó ghi cụ thể công ty dịch thuật sẽ không chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của bản dịch và bản gốc, cơ quan tiếp nhận bản dịch cần chú ý và phải chịu mọi trách nhiệm sau này.
Một số công ty dịch thuật công chứng uy tín, chất lượng tại Hà Nội gợi ý cho bạn:
- Công ty Dịch thuật Việt Uy Tín.
- Công ty tư vấn GD & ĐT Nhật Anh - Trung tâm dịch thuật Quốc tế (ITC).
- Công Ty Cổ Phần Dịch Thuật Đào Tạo Và Du Lịch Việt Nam.
- Công ty Dịch thuật Vntranslation.
- Công Ty TNHH Dịch Thuật EliteTrans Quốc Tế.
- Công ty TNHH Chúc Vinh Quý.
- Công Ty TNHH Tư Vấn Và Dịch Thuật A2Z.
Văn bản giấy tờ gửi qua mail thì có công chứng tại văn phòng được không?
Trong trường hợp này, văn phòng công chứng hoặc các công ty dịch thuật chỉ được phép thực hiện chuyển ngữ nội dung trên văn bản từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ mong muốn. Sau đó, nếu muốn đem giấy tờ đã dịch đi công chứng thì bắt buộc bạn phải giao cho dịch thuật viên tài liệu gốc để công chứng viên có thể kiểm tra và xác nhận.
Có thể yêu cầu người dịch văn bản theo ý mình không?
Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG. Dịch thuật viên và công chứng viên bắt buộc phải cam kết chịu mọi trách nhiệm về nội dung bản dịch thuật công chứng mình thực hiện là chính xác với bản gốc. Nếu có sai sót, thì họ phải tự chịu mọi xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, bản dịch phải bám sát so với bản gốc, không được phép sai lệch hoặc có ý kiến cá nhân tác động. Tuy nhiên, văn phòng công chứng cũng sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Nếu không vi phạm pháp luật, thì văn phòng công chứng sẽ cố gắng đáp ứng.
Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0916187189 Hoặc đến trực tiếp văn phòng: số 6/12 Ngõ 5 - Phố Láng Hạ - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội.